ĐB Trần Du Lịch: Đại
hội 11 khẳng định giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược. Nhưng
chúng ta đang có bất cập giữa nhu cầu và vốn đầu tư.
Chúng ta muốn xây hàng ngàn km đường
đặc biệt là đường cao tốc cần vài trăm tỷ USD... trong khi vốn ít, tình
trạng chất lượng công trình xây mới còn thấp? Đề nghị BT cho biết ý
tưởng giải pháp mang tầm chiến lược, đột phá để cử tri và người dân tin
Bộ trưởng sẽ làm tốt?
Đại biểu Trần Du Lịch |
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Ngành
giao thông vận tải đang xây dựng đề án đột phá chiến lược. Nhu cầu vốn
đầu tư cho giao thông trong 10 năm tới là trên 70 tỷ USD. Do vậy, không
thể chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước. Vốn này chỉ tập trung và trục
Bắc Nam, các tuyến huyết mạch.
Để có vốn thì quan điểm của ngành giao
thông vận tải là thay đổi tư duy quy hoạch, không đầu tư theo kiểu có
tiền bao nhiêu làm bấy nhiêu. Trước hết phải nâng cao chất lượng dự báo,
chất lượng quy hoạch. Việc phải làm là xác định mục tiêu rồi huy động
mọi nguồn lực để đầu tư bằng được. Giải pháp đột phá về huy động nguồn
lực là lấy hạ tầng nuôi hạ tầng.
Phí đường bộ phải tính toán chuyển đổi
thành giá để từ đó có thể thu hút nhà đầu tư. Nếu chúng ta có dự án tốt,
có cơ chế giá phù hợp thì sẽ có nhà đầu tư. Dự kiến, trong số 70 tỷ cần
huy động, vốn nhà nước chỉ chiếm 40% còn lại là nguồn vốn khác. Ngoài
ra, còn phải có đột phá về cơ chế giải phóng mặt bằng, đột phá về triển
khai thi công. Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội sửa ngay luật
đấu thầu. Với luật hiện nay, chúng ta sẽ không chọn được nhà thầu có
năng lực tài chính, thi công.
ĐB Trần Du Lịch: Đường
sắt của ta được xây dựng từ thời Pháp. Càng nâng cấp thì càng tai nạn.
Có ý kiến cho rằng chúng ta cần xây dựng một đôi đường sắt 1,435m nối
hai đầu đất nước với tốc độ 150 - 200 km/h. Quan điểm của Bộ trưởng về
vấn đề này, đồng tình hay không đồng tình?
Bộ trưởng Đinh La Thăng:Tôi
hoàn toàn đồng tình với ĐB Trần Du Lịch. Đầu tư đường sắt là tất yếu
nhưng đầu tư theo cách nào. Đây là vấn đề lớn, cần nghiên cứu thận
trọng. Hiện nay, Bộ đã ký với JICA lập dự án đầu tư hệ thống đường sắt
của Việt Nam. Trong 10 năm tới, chúng ta sẽ cải tạo nâng cấp đường sắt
hiện có để đảm bảo tốc độ chạy tàu 120km/h.
Về xây dựng đường sắt khổ 1,43 m, chúng
tôi cũng đã nghiên cứu. Quý 2/2012, JICA sẽ báo cáo. Khi đó, chúng tôi
sẽ báo cáo Quốc hội và cùng nghiên cứu tìm giải pháp tốt nhất.
ĐB Bùi Thị An: Đường
nào mới xây sau khi nghiệm thu một thời gian cũng đều có vấn đề. Do chất
lượng do công nghệ hay do thất thoát? Nếu thất thoát thì bao nhiêu %?
Trách nhiệm thuộc về ai? Trong quá trình lập và thực hiện dự án, có dự
báo tuổi thọ không, có tình trạng bán thầu hay không?
Đại biểu Bùi Thị An |
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chất
lượng công trình phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ khâu chuẩn bị dự án, quy
hoạch, tư vấn thiết kế, giám sát, tổ chức thi công. Không thể tránh
khỏi thất thoát, bán thầu. Ngành giao thông đã thấy được việc đó và lấy
năm 2011 là năm chất lượng công trình. Kết quả chưa được như mong muốn
và chúng tôi đang tiếp tục triển khai giải pháp, thay thế nhà thầu, tư
vấn thiết kế, giám sát, các ban quản lý không đảm bảo yêu cầu. Chúng tôi
sẽ tổ chức các ban quản lý thành các công ty chuyên nghiệp qua đó nâng
cao chất lượng, tuổi thọ công trình.
Hiện không có dự báo tuổi thọ vì công
trình phụ thuộc nhiều yếu tố: chất lượng, khai thác như thế nào, thời
tiết, khai thác, phương tiện nhiều hay ít, quá tải nhiều hay ít, bảo trì
bảo dưỡng ra sao. Nhưng mong muốn của chủ đầu tư, người làm giao thông
là đưa ra sản phẩm tốt nhất, tuổi thọ kéo dài nhất. Tuy nhiên, chúng tôi
sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để nghiên cứu, xem xét áp dụng.
BĐ Thanh Hải: Mức độ
quan tâm của Bộ trưởng tới chất lượng đào tạo của các trung tâm đào tạo
lái xe, tình trạng lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông? Có kế
hoạch xây dựng kiểm tra, thanh tra, xử lý thậm chí giải thể các cơ sở
kém chất lượng hay không?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng
ta phải kiên quyết xử lý cao nhất với trường hợp lái xe sử dụng rượu
bia. Như Trung Quốc say rượu là cho tù ít nhất là 15 ngày. Hiện nay
chúng ta xử phạt chưa nghiêm nên tình trạng này còn phổ biến.
Chúng tôi đã cho thanh tra, kiểm tra
thường xuyên các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe, tổ chức lại hệ thống cấp
bằng, thống nhất quản lý chung giữa ngành công an và ngành giao thông
để kiểm soát lái xe. Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Không chỉ xử
lý lái xe mà phạt cả chủ phương tiện.
Những trung tâm sát hạch để lái xe vi
phạm giao thông, gây tai nạn nhiều lần sẽ yêu cầu dừng đạo tạo. Vi phạm
nghiêm trọng sẽ giải tán.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may, thiet bi dinh vi oto
0 nhận xét:
Đăng nhận xét