Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Thiết bị định vị 7 triệu đồng/xe

ANTĐ - Quỹ bảo trì đường bộ vừa được thông qua thì hàng loạt doanh nghiệp (DN) vận tải phía Bắc đã xin… hoãn thời gian thu và xem xét lại mức thu, nếu không, nhiều DN vận tải sẽ rơi vào thua lỗ.


Việc thu phí bảo trì đường bộ sẽ khiến các hãng vận tải phải tăng giá vé
(Ảnh: NGUYÊN VŨ)

Thiết tha đề nghị giãn và giảm

Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, cả nước có khoảng 2 triệu ô tô và 35 triệu xe máy. Từ ngày 1-6-2012, Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực, người sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ phải đóng thêm phí ảnh hưởng trực tiếp đến 40% dân số. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc thu Quỹ bảo trì đường bộ từ ngày 1-6 tới đây là vội vã. “Cần phải có lộ trình cụ thể, để doanh nghiệp tính toán ảnh hưởng, cân nhắc thu chi. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước được giao làm nhiệm vụ này cũng chưa thể làm ngay được”.

Ông Liên phân tích, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần thời gian để chuẩn bị quy trình lập quỹ, quản lý và sử dụng quỹ sao cho minh bạch, tránh thất thoát. Rồi lại phải tập huấn, hướng dẫn các Trạm kiểm định và địa phương về nghiệp vụ. Ngoài ra, Bộ này còn phải phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành thông tư hướng dẫn… Hơn nữa, nếu triển khai thu ngay từ 1-6 sẽ khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn, bởi xăng dầu cũng vừa tăng. Trước ngày 1-7, các DN phải lắp xong thiết bị giám sát hành trình - định vị oto, định vị xe máy (trung bình gần 7 triệu đồng/xe), nếu phải cõng thêm phí bảo trì thì DN quá sức chịu đựng. - Tìm hiểu đơn vị lắp thiết bị định vị tại đây

Cũng bởi vậy, Hiệp hội Vận tải Hà Nội kiến nghị lùi thời gian thu phí sang ngày 1-1-2013, mức thu năm đầu chỉ bằng 60% mức như Bộ GTVT đề xuất hiện nay và sang năm 2014 sẽ tiến hành thu phí bằng thẻ, xe chạy nhiều thu nhiều, như vậy sẽ đảm bảo công bằng. Kiến nghị này của Hiệp hội Vận tải nhận được sự đồng thuận cao từ hầu hết các DN vận tải. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc hãng taxi Hùng Vương cho biết, hãng này hiện có 300 đầu xe với hơn 600 lao động, với mức Quỹ bảo trì đường bộ như hiện nay, thì đầu tháng 6 tới, DN sẽ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đóng phí bảo trì. “Mức phí như Bộ GTVT đề xuất là quá cao, không chỉ DN mà ngay các lái xe cũng phản ứng vì không thể chấp nhận được. Tôi thay mặt tất cả các DN taxi và lái xe taxi trên địa bàn TP, thiết tha đề nghị Bộ GTVT cùng các bộ, ngành xem xét lùi thời hạn thu và hạ thấp mức phí”. Ngoài ra, ông Tùng cũng cho rằng, các bộ, ngành cần thống nhất quan điểm đưa taxi vào loại hình vận tải công cộng, chứ không phải xe cá nhân.

Trăm dâu lại đổ lên đầu người tiêu dùng

Cho rằng các DN vận tải sử dụng đường thì phải đóng phí,  ông Đậu Xuân Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thiên Trường nêu quan điểm, phí bảo trì đường bộ cần có lộ trình cụ thể, để các DN theo kịp và làm quen, không thể nói thu là thu ngay được. Ông Ngọc cho hay: “Hiện, một đầu ô tô đã phải gánh quá nhiều loại phí. Trong khi, bối cảnh kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn, nếu tăng thêm áp lực chi phí sẽ khiến các DN ngộp thở”.

Với hơn 50 đầu xe container, ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà bức xúc, chiểu theo quy định, từ ngày 1-6, công ty sẽ phải đóng “một cục” hơn 400 triệu đồng tiền phí bảo trì, còn chưa kể phí kiểm định… “Như vậy là bất hợp lý bởi không phải xe nào cũng chạy đủ 30 ngày/tháng, 12 tháng trong năm, mà còn phải bảo dưỡng, lái xe nghỉ ốm đau”. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm nay, hầu hết  các DN vận tải đều gặp khó khăn, hàng hóa vận chuyển ít, xăng dầu tăng giá, nếu thêm một khoản phí bảo trì đường bộ như trên thì không ít DN phải đóng cửa. Đến nước này chỉ còn biết “mài xe” ra để lấy kinh phí. Nếu không, mọi khoản phí mà DN vận tải chịu, sẽ lại dồn lên đầu người tiêu dùng. Ông Ngọc cho rằng, chính sách của Nhà nước cũng phải gắn liền với lợi ích, phục vụ người dân, DN và người dân cùng đồng tình thì việc đưa vào cuộc sống sẽ dễ dàng hơn..

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Kiểm tra thiết bị định vị cả nhà cung cấp và doanh nghiệp vận tải đều vi phạm

ANTĐ - Qua 4 đợt thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen-GPS) phát hiện hàng loạt vi phạm của các đơn vị vận tải và nhà cung cấp “hộp đen” đang hoạt động trên thị trường. Việc siết chặt, loại bỏ “hộp đen” rởm để phát huy hiệu quả của thiết bị GPS trên hơn 48.000 phương tiện xem ra không đơn giản.



“Lật tẩy” nhiều chiêu trò 

Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, đơn vị này đã rút giấy phép hoạt động của 9 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị định vị hộp đen (định vị oto, dinh vi xe may)ra thị trường.

Cụ thể, chỉ trong thời gian 1 tiếng đồng hồ tại bến xe Giáp Bát, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị hộp đen của Công ty CP Phát triển công nghệ điện tử MID Việt Nam gắn trên xe khách BKS:18N-1266 do lái xe Triệu Văn Hoà của Công ty CP Vận tải Đức Lượng không trích xuất được thông tin dữ liệu theo quy định, không niêm yết hướng dẫn sử dụng trên xe. Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, với Công ty MID, sẽ kiểm tra thêm 2 sản phẩm nữa, nếu phát hiện vi phạm sẽ thu hồi giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó, khi kiểm tra ngẫu nhiên xe 35N-8177, 35N-8671 của Công ty CP Vận tải ô tô Ninh Bình có lắp thiết bị hộp đen của đơn vị sản xuất Công ty CP HC-Phát triển công nghệ Smart Parking, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị GPS lắp trên 2 phương tiện này dù trích xuất được các thông tin nhưng lại không có dữ liệu trong 30 ngày.

Ngoài ra, trong đợt kiểm tra này, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, lực lượng Thanh tra Bộ GTVT đã “lật tẩy” hàng loạt vi phạm của các nhà sản xuất “phù phép” tem chứng nhận hợp quy, có dấu hiệu lừa đảo và không trung thực với khách hàng.

Đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị của Liên danh sản xuất lắp ráp thiết GPS Công ty CP GPS Track Việt Nam và Công ty CP Phát triển công nghệ Hà An có hệ thống dây chuyền sản xuất bị đình trệ, phần cứng không đúng với quy chuẩn đăng ký với Bộ GTVT, trích xuất thiếu dữ liệu, không có dịch vụ duy trì chăm sóc sản phẩm sau bán hàng… Theo ông Nguyễn Văn Huyện, trên thị trường hiện có quá nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp thiết bị GPS chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng. Vì vậy, cần loại bỏ bớt những nhà cung cấp thiết bị không đảm bảo, đồng thời loại bớt “cò” trung gian thì mới mong nâng cao chất lượng của thiết bị này.

Rút giấy phép 9/52 đơn vị

Trong tống số 52 đơn vị đăng ký sản xuất thiết bị GPS với Bộ GTVT, đến nay, đoàn kiểm tra đã thu hồi giấy phép hoạt động của 9 doanh nghiệp do vi phạm các quy định. “Thanh tra Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ GTVT công khai danh tính các nhà cung cấp uy tín để các doanh nghiệp vận tải biết đồng thời phân loại các đơn vị sản xuất hộp đen”. Ngoài ra, cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, Bộ GTVT đã có văn bản quyết định dừng cấp phép đơn vị sản xuất hộp đen để quản lý, theo dõi các nhà sản xuất. Chỉ khi nào trên thị trường thiếu sản phẩm hộp đen lắp đặt cho các đơn vị vận tải thì Bộ mới cấp phép mở rộng thêm.

Liên quan đến việc hậu kiểm, theo dõi các nhà sản xuất thiết bị GPS sau khi lắp đặt cho đơn vị vận tải, theo ông Nguyễn Văn Huyện, đến ngày 15-10 tới, các nhà xe lắp đặt hộp đen phải có trách nhiệm gửi thông tin dữ liệu báo về trung tâm dữ liệu của Tổng cục Đường bộ với tần suất 1 phút/lần. “Hiện, Thanh tra đã yêu cầu tất cả các Sở GTVT địa phương phải báo cáo số lượng nhà cung cấp thiết bị định vị oto, dinh vi xe may, đồng thời giao trách nhiệm luôn cho các Sở giám sát số lượng nhà cung cấp thiết bị hộp đen tại địa phương”.

Qua đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải tại 18/21 tỉnh thành, đoàn kiểm tra đã phát hiện 80% nhà xe vi phạm chạy quá tốc độ.“Theo quy định, cứ 20% vi phạm tốc độ trong vòng 3 tháng thì sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh của đơn vị vận tải. Nếu kiên quyết làm thì cả nước sẽ không có xe vận tải nào chạy ẩu, làm bừa như hiện nay”, ông Thạch Như Sỹ cho hay.

xem thêm : cảm biến nhiên liệu đo xăng dầu xe tải