Chiều ngày 7/8, Đại diện Vụ Khoa
học - Công nghệ, Bộ GTVT đã có cuộc họp bàn với đại diện các nhà cung
cấp, lắp đặt thiet bi dinh vi oto, dinh vi xe may để lấy ý kiến xây dựng dự thảo thống nhất các
quy định liên quan đến thiết bị được chứng nhận hợp quy theo QCVN
31:2011/BGTVT.
Cần sự thống nhất chung
Sau 1 năm triển khai việc lắp đặt thử
nghiệm thiết bị giám sát hành trình cho các phương tiện theo quy định
tại Nghị định 91 của Chính phủ, đa phần các doanh nghiệp đã thực hiện
nghiêm túc. Dư luận xã hội đồng tình và ủng hộ việc các cơ quan chức
năng tăng cường quản lý với các loại hình vận tải. Tuy nhiên, qua quá
trình lắp đặt và sử dụng, thiết bị giám sát hành trình hợp quy đã bộc lộ
nhiều bất cập. Đặc biệt là vấn đề không đồng nhất các tính năng của
thiết bị.
Câu chuyện liên quan đến thiết bị GSHT vẫn chưa ngã ngũ |
Theo thống kê, cả nước hiện có 44 đơn vị
nhập khẩu và lắp ghép thiết bị GHST được Bộ GTVT cấp giấy chứng hợp
quy. Trong đó có 1 đơn vị nhập khẩu, 3 đơn vị được chỉ định lắp ghép thử
thiết bị GSHT. Nhưng trên thực tế có đến 56 kiểu loại sản phẩm khác
nhau được phép lưu hành. Việc có quá nhiều kiểu loại sản phẩm đã kéo
theo nhiều vấn đề liên quan như tính năng thiết bị, phương thức vận
hành, cách lắp đạt và duy trì trạng thái hoạt động của thiết bị... Vì
vậy, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, tổng
kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thiết bị này theo đúng tinh
thần của Bộ”.
Vụ phó Vụ KHCN Nguyễn Văn Ích cho rằng:
“Để làm được việc này, rất cần có một văn bản quy định chung các tiêu
chí đánh giá thiết bị GSHT từ khâu sản xuất, lắp đặt cho đến quá trình
vận hành và sử dụng thông tin từ thiết bị”.
Vụ Khoa học Công nghệ Bộ GTVT lấy ý kiến các nhà cung cấp thiết bị GSHT trước khi đưa ra bản cam kết chung thống nhất việc quản lý thiết bị. |
Trong buổi làm việc, các nhà cung cấp, lắp ghép thiết bị giám sát hành trình đã thẳng thắn nêu ra các vấn đề liên quan và đề nghị Bộ GTVT sớm có phương án giải quyết.
Đại diện Công ty TNHH TM điện tử Vinh
Hiển cho biết: Nhận thấy nhu cầu của thị trường, Công ty đã nhập khẩu và
cung cấp trên 3.000 thiết bị GSHT cho các doanh nghiệp vận tải từ trước
khi Bộ GTVT ban hành quy định. Khi có QCVN, công ty cũng đã tiến hành
nâng cấp thiết bị theo các tiêu chí mà liên bộ yêu cầu. Tuy nhiên, công
ty cũng mới chỉ tiến hành nâng cấp được 90% thiết bị GSHT lắp đặt trước
đó, 10% còn lại do các doanh nghiệp vận tải không có nhu cầu nâng cấp
nên công ty gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.
Hiện nay công ty còn gặp nhiều khó khăn
do có quá nhiều nhà cung cấp thiết bị chào bán sản phẩm với giá siêu
giẻ. Xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà cung
cấp thiết bị. Nhiều đơn vị để bán được sản phẩm đã cắt bớt tính năng,
giảm thời gian bảo hành, sử dụng linh kiện không đảm bảo... nhằm giảm
giá thành sản phẩm.
Ông Đào Thanh Anh, Giám đốc công ty điện tử Bình Anh đóng góp ý kiến |
Đại diện Công ty điện tử Bình Anh chia
sẻ: Thị trường thiết bị GSHT có dấu hiệu “cung vượt cầu”. Có quá nhiều
nhà cung cấp với quá nhiều chủng loại thiết bị. Để bán được sản phẩm,
các nhà cung cấp không ngại nói xấu nhau và tìm mọi biện pháp chứng minh
thiết bị của đơn vị này hơn đơn vị kia... để lừa người tiêu dùng. Trong
khi đó, Bộ GTVT mới chỉ đề ra 5 tiêu chí chung cho sản phẩm, còn các
doanh nghiệp vận tải thì mập mờ, mỗi nơi hiểu một cách. Việc này vô hình
chung tạo kẽ hở cho các nhà cung cấp lách luật, thiệt hại sau cùng chắc
chắn rơi các doanh nghiệp vận tải. Nên chăng đã đến lúc thành lập hiệp
hội của các nhà cung cấp thiết bị GSHT để đảm bảo quyền lợi cho các đơn
vị.
Thiết bị hỏng trước khi thời hạn xử phạt có hiệu lực
Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian
bảo hành đối với mỗi chủng loại thiết bị do các công ty trong nước sản
xuất, lắp ghép thường thấp hơn các thiết bị nhập khẩu từ 6 – 12 tháng.
Nhưng thời gian bảo hành trung bình của các nhà cung cấp tối đa cũng chỉ
là 24 tháng. Như vậy đến thời điểm 1/7/2013 thời điểm áp dụng xử phạt
theo Nghị định 34 của Chính phủ hầu hết các thiết bị đã hết thời hạn bảo
hành.
“Thời điểm tiến hành xử phạt rơi vào
đúng thời gian hiết bị hết thời gian bảo hành. Nếu thiết bị hỏng, cung
cấp thông tin không chính xác thì nhà cung cấp hết trách nhiệm” – Đại
diện Công ty TNHH Viễn Thông TÍT khẳng định. Vì vậy, các nhà cung cấp
kiến nghị Bộ GTVT sớm có biện pháp cụ thể để rút ngắn thời điểm tiến
hành xử phạt với các DNVT vi phạm.
Giải thích về hiện tượng thiết bị hỏng
sau khi lắp đặt, đại diện Công ty TNHH TM điện tử Vinh Hiển cho hay:
Hiện nay, nhiều DN vận tải liên tiếp báo hỏng thiết bị với nhà cung cấp.
Nhưng qua tìm hiểu của chúng tôi, không phải do thiết bị hỏng mà quá
trình vận hành lái xe ngắt nguồn cung cấp điện cho thiết bị, có lái xe
còn gắn công tác phụ để chủ động bật tắt thiết bị tránh sự giám sát của
doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp này đề nghị Bộ GTVT sớm ban hành quy
định cụ thể, gắn trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị trong khai thác và
quản lý thiết bị.
Một số vấn đề khác cũng được các nhà cung cấp đưa ra bàn bạc như: các
thức nhập thông tin và tra cứu thông tin người lái qua cú pháp tin nhắn
di động có thể không thực hiện được ở những điểm không có sóng; Mỗi
thiết bị, mỗi đơn vị sử dụng 1 cú pháp riêng, một cách biểu thị thông
tin riêng; Vị trí lắp đặt thiết bị trên xe... Về lâu dài sẽ gây khó cho
lực lượng chức năng khi tiến hành kiểm tra, xử phạt.
Trước khi hoàn thiện dự thảo các quy
định về thống nhất quản lý thiết bị GSHT được chứng nhận hợp quy theo
QCVN 31:2011/BGTVT, Vụ Khoa học Công nghệ đã lấy ý kiến của các nhà phân
phối, lắp ghép thiết bị để đi đến một bản thống nhất chung các quy định
cho loại thiết bị này.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may
giaothongvantai